Sáng ngày 30.11.2016, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện tổ chức Hội nghị phản biện dự thảo đề án "Bảo tồn và phát triển văn hóa Cơtu trên địa bàn huyện Đông Giang đến năm 2020".
Tại Hội nghị đại biểu đã thống nhất cao với việc triển khai đề án nhằm phát huy nét đẹp, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào Cơtu. Đại biểu cho rằng, việc phát triển và bảo tồn văn hóa truyền thống đồng bào Cơtu là một việc làm cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng. Việc triển khai đề án cần có sự chung tay của toàn xã hội, cần có sự quan tâm thực hiện của các cấp chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân để tránh sự mai mọt và mất đi bản sắc văn hóa của người Cơtu. Đặc biệt, tại Hội nghị đại biểu đã được nghe nhiều ý kiến, góp ý của các vị già làng, người có uy tín. Trong đó, các vị chú trọng và đề xuất huyện, các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Cần đầu tư, khôi phục các giá trị bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể. Đầu tư xây dựng, phát động các thôn đều có Gươl truyền thống, phát huy và lưu giữ các nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, chế biến rượu, chạm trổ, điêu khắc; lưu giữ các điệu múa tân tung, da dá. Lưu giữ, phát huy các công cụ nhạc truyền thống như đàn abel, chagâr chiing (trống chiêng), aluốt (sáo); phát triển các món ăn ẩm thực truyền thống; lưu giữ và truyền đạt văn hóa phi vật thể nói lý, hát lý, chữ viết – tiếng nói. Bảo tồn các lễ hội: ăn mừng lúa mới, lễ cúng tổ tiên. Phát huy vị trí, vai trò của các già làng, người già uy tín, nghệ nhân …. Đặc biệt là làm tốt công tác lưu giữ, truyền đạt bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ, thế hệ sau được tiếp nối.
VA RA
game3k